
Với VPS có lượng RAM ít nhưng lại chạy nhiều website và bạn config RAM cho Zend Opcache không đủ để cache tất cả các file PHP thì Zend Opcache hoạt động không thực sự hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến những site có lượng truy cập lớn. Chính vì vậy, chúng ta cần chọn lọc những site có truy cập thấp và config để Zend Opcache không cache php của những website này, dành RAM cho những site truy cập nhiều. Tất nhiên, nếu VPS hay server của bạn có RAM lớn, tốt nhất vẫn là cho phép Zend Opcache được cache tất cả các file php trên VPS.
VPSSIM update lên phiên bản VPSSIM 2.2.8 hỗ trợ thêm website vào Zend Opcache blacklist. Chức năng này khá hữu dụng. Danh sách tất cả chức năng, tiện ích khác trong lần update này:
- Tạo shortcut cho thư mục backup (chứa các file backup database và website) và vhost . Truy cập tới thư mục backup và vhost rất nhanh và tiện lợi: thư mục 0-VPSSIM-SHORTCUT ngay trong /home
- Update chức năng Quản lý Zend Opcache: Thêm và xóa website trong Zend Opcache Blacklist…
- Update chức năng Quản lý Redis Cache: TAT Redis Cache cho WordPress website
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn sử dụng chức năng Quản lý Zend Opcache của VPSSIM
Mục Lục Nội Dung
Tắt/Bật Zend Opcache
Khi Zend Opcache đang bật thì chức năng số 1 sẽ có nội dung là Tắt Opcache. Nếu Zend Opcache đang tắt thì nội dung sẽ là Bật Opcache.
Sử dụng chức năng này để Tắt hoặc Bật Zend Opcache tùy theo nhu cầu của bạn.
Cấu hình Zend Opcache
Sử dụng chức năng này để cấu hình RAM, số lượng file php mà Zend Opcache có thể cache, thời gian tự động clear cache.
Chú ý:
- Lượng RAM dành cho Zend OPcache phải lớn hơn khoảng 20% lượng RAM opcache thực sự cần. Bạn dùng chức năng Link xem Zend Opcache status để xem lượng RAM Opcache đang sử dụng.
- Cấu hình số file Zend Opcache có thể cache phải lớn hơn số file PHP trên VPS. VPSSIM sẽ tự động đến số lượng file php trên VPS cho bạn trong quá trình cấu hình.
- Thời gian auto clear: Đây là thời gian mà Zend Opcache tự động xóa cache. Nếu bạn không thường xuyên thay đổi code, ta để số này càng lớn càng tốt. Khi bạn edit code, bạn chịu khó dùng chức năng Clear Opcache để Zend Opcache cập nhật thay đổi của code.
Kết quả:
Thêm website vào Blacklist
Nếu bạn không muốn Zend Opcache cache website nào thì ta dùng chức năng này thêm website vào Zend Opcache Blacklist
Kết quả:
Xóa Website khỏi Blacklist
Kết quả:
Xem Zend Opcache Blacklist
Sử dụng chức năng này để xem danh sách các website đang có trong Zend Opcache blacklist.
Clear Zend Opcache
Sử dụng chức năng này để clear Zend Opcache. Sau khi edit code, bạn bạn nên chạy chức năng này để file bạn đã edit được cập nhật cho website.
Xem thêm: